Gạo là mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong nhiều năm qua tại Việt Nam. Thái Lan là một trong những quốc gia cạnh tranh mạnh nhất về vấn đề xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây liên tục giảm sâu do một thời gian dài giảm nhập khẩu. Mức giá gạo xuất khẩu Thái Lan thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây. Đây là cơ hội lớn cho gạo Việt Nam tiếp tục xây dựng thương hiệu và đẩy mạnh xuất khẩu. Tình hình sản xuất và giá gạo trong nước khá ổn định. Giá gạo bán lẻ ra thị trường cho người tiêu dùng cũng không có sự điều chỉnh quá lớn, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Mục Lục
Giá gạo Thái Lan xuống thấp do giảm xuất khẩu
Tại Thái Lan, giá gạo 5% tấm giảm xuống còn 377 – 383 USD/tấn, mức chưa từng thấy kể từ tháng 10/2017 và giảm so với mức 382 – 384 USD/tấn trong thời gian trước. Một số thương nhân tại Bangkok cho biết, khối lượng xuất khẩu thấp trong hầu hết năm 2021 đã khiến nguồn cung trong nước dồi dào, cùng với các vụ thu hoạch mới sắp diễn ra vào cuối năm.
Trong khi đó, giá gạo tại nước xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ giảm lần đầu tiên sau 5 tuần. Trong tuần này (14/11), giá gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ giao dịch ở mức 359 – 364 USD/tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 30/9 và giảm so với mức 364 – 369 USD/tấn trong tuần trước. Phó Chủ tịch Tập đoàn Olam tại Ấn Độ Nitin Gupta cho biết nhu cầu đang giảm xuống do mọi người đều mong đợi vụ mùa mới vào tháng 12.
Tại quốc gia láng giềng Bangladesh, các hộ nông dân cho biết chi phí sản xuất gạo có thể tăng tới 30% do giá dầu diesel cao hơn. Gần đây, nước này đã tăng giá dầu diesel và dầu hỏa thêm 23%, kéo theo chi phí vận tải tăng 27%.
Tình hình giá gạo trong nước
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam không đổi so với thời gian, giao dịch ở mức 430 – 435 USD/tấn. Tại thị trường trong nước, cụ thể ở An Giang, giá lúa ngày 13/11 tăng giảm trái chiều. Lúa IR 50404 giảm 100 đồng, xuống còn 5.500 – 5.700 đồng/kg. Lúa OM 5451 giảm 100 đồng, xuống 5.800 – 6.000 đồng/kg. Trong khi đó, lúa OM 380 tăng 300 đồng, lên 5.600 – 5.800 đồng/kg.
Các thương lái cho biết, hiện giao dịch lai rai, sức mua chưa nhiều, chỉ riêng lúa tại An Giang sụt nhẹ, còn tại các khu vực khác giữ vững giá. Với giá gạo, gạo NL IR 504 giữ giá 8.300 đồng/kg. Gạo TP IR 504 là 9.200 đồng/kg. Tấm 1 IR 504 vẫn ở mức 7.600 đồng/kg và cám vàng là 7.600 đồng/kg.
Gạo bán lẻ không có nhiều chênh lệch về giá
Tương tự, giá gạo bán tại chợ lẻ cũng không có điều chỉnh. Hiện gạo thường 11.500 – 12.000 đồng/kg. Nếp ruột 13.000 – 14.000 đồng/kg. Gạo Nàng Nhen 20.000 đồng/kg. Thơm thái hạt dài 17.000 – 18.000 đồng/kg. Hương Lài 19.000 đồng/kg. Gạo trắng thông dụng 14.000 đồng/kg. Gạo Nàng Hoa 17.500 đồng/kg. Gạo Sóc thường 14.000 đồng/kg. Gạo Sóc Thái 18.000 đồng/kg. Gạo thơm Đài Loan 20.000 đồng/kg. Gạo Nhật 20.000 đồng/kg. Gạo thơm Jasmine 14.000 – 15.000 đồng/kg. Cám 7.000 – 8.000 đồng/kg.
Một thương nhân tại TP Hồ Chí Minh cho biết nguồn cung thóc lúa mới trong nước đang ở mức thấp. Điều này có thể gây sức ép tăng giá xuất khẩu trong vài tháng tới cho đến vụ thu hoạch tiếp theo vào đầu năm sau. Nông dân tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đang xuống giống vụ Đông Xuân, vụ mùa lớn nhất trong năm. Trong tháng 10, xuất khẩu gạo Việt Nam đã tăng so với tháng trước đó.
Xuất khẩu gạo 2021 của Việt Nam
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 10.2021, xuất khẩu gạo đạt 618.162 tấn, trị giá 321,941 triệu USD, tăng 4,1% lượng và tăng 9,8% về giá trị. Cộng dồn 10 tháng đạt trên 5,183 triệu tấn, trị giá 2,738 tỉ USD, giảm 3,1% về lượng nhưng tăng 3,7% về giá trị. Tuy nhiên, nhiều ý kiến dự báo số lượng gạo xuất khẩu năm 2021 có thể không đạt mức 6,5 triệu tấn như kỳ vọng.
Hiện nay, gạo Thái Lan có chất lượng khá tốt, nhưng giá gạo xuất khẩu của Thái Lan đang ở mức thấp, rất lợi thế để cạnh tranh với gạo Việt Nam. Trước vấn đề này, bài toán đặt ra là phải nâng cao thương hiệu gạo của Việt Nam. Đồng thời cơ cấu lại sản xuất để giảm giá thành gạo nhưng nông dân vẫn có lãi.
Discussion about this post