So với các hình thức du lịch nghỉ dưỡng đã quá quen thuộc, nhiều người giờ đây mong muốn tìm cảm giác mới mẻ hơn. Nghỉ dưỡng không chỉ là thời gian nghỉ ngơi nữa mà họ muốn có những hoạt động vui chơi giải trí thể thao để vận động. Vì vậy mà các mô hình du lịch thể thao biển phát triển và hấp dẫn khá nhiều người. Thậm chí, nó đã trở thành xu hướng du lịch mới được nhiều người yêu thích vì giảm được căng thẳng và mang lại tinh thần thoải mái. Nhờ vậy mà ngành du lịch biển cũng trở nên tiềm năng hơn với những dịch vụ đi kèm để thu hút du khách tới trải nghiệm.
Mục Lục
Tiềm năng của du lịch thể thao biển
Là ngành giải trí hàng đầu thế giới; thể thao đang có tốc độ phát triển nhanh trên toàn cầu với xu hướng gắn với du lịch. Bởi thể thao giúp cho du khách có sức khỏe. Tận hưởng vẻ đẹp của điểm đến. Thử sức chinh phục các kỳ quan thiên nhiên, tạo cảm giác vui sống. Nhất là khi nhóm các du khách trẻ và ưa thích hoạt động thể lực ngày càng trở nên đông đảo hơn.
Báo cáo của Technavio cuối năm 2020 cho thấy; thị trường du lịch thể thao biển có khả năng tăng trưởng 1,4 tỷ USD từ 2020 – 2024. Eurosport gọi du lịch thể thao biển là “trái tim của sự phát triển du lịch thế giới”. Từ cách đây vài năm, ở một số quốc gia, du lịch thể thao chiếm tới 25% tổng thu du lịch hàng năm. Một số địa phương của Úc, New Zealand, con số này lên tới 55%.
Nhiều quốc gia trên thế giới từ lâu đã gắn thể thao với du lịch. Đặc biệt du lịch biển đã giúp cho nhiều nước trở thành các thương hiệu du lịch hàng đầu. Trong thu hút du khách và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ví như du lịch lặn biển ở Maldives, du lịch thể thao biển ở Ấn Độ, du lịch lướt ván ở Hawaii, du lịch thể thao biển ở Thái Lan. Xa hơn nữa, nếu trở thành nơi tổ chức các cuộc thi đấu và trình diễn thể thao biển quốc tế. Tên tuổi địa phương sẽ vươn xa, đi kèm là tăng trưởng về lượng du khách toàn cầu.
Lợi thế của Việt Nam giúp phát triển thể thao biển
Bà Supitr Samahito – Phó Chủ tịch Ủy ban Olympic Thái Lan cho biết. “Đại hội Thể thao biển Châu Á 2014 tổ chức tại Phuket là minh chứng cho ảnh hưởng đáng kể; của thể thao biển đối với ngành du lịch Thái Lan. Khi lượng du khách đến Phuket tăng 30% so với năm trước đó”.
Tiềm năng kinh tế không chỉ đến từ việc du khách chi trả; cho các trải nghiệm thể thao biển vốn có giá trung bình từ 500 nghìn – 1,5 triệu đồng cho một lượt chơi. Mà còn là chuỗi dịch vụ đi kèm như ăn uống, lưu trú, giải trí.
Người Nhật thường đến Hawaii chơi thể thao biển. Nhưng dịch vụ ở đó rất đắt đỏ. Trong khi ở Việt Nam, có nhiều bãi biển đẹp với “Độ sâu của mực nước biển lý tưởng, có thể đi bộ cách bờ tới 100m. Sóng biển êm, bãi cát mềm mịn và có độ thoải an toàn”. Khách sạn, hải sản hay giải trí đều rẻ hơn nhiều. Khách Hàn và Nhật có khi ở lại cả tuần chỉ để lướt sóng. Với lợi thế hầu như các tháng trong năm đều lộng gió. Điều kiện lý tưởng cho lướt ván diều, lướt ván buồm hoạt động. Việt Nam hứa hẹn sẽ trở thành điểm tổ chức các cuộc thi thể thao trên biển. Hội tụ các tay chơi chuyên nghiệp từ khắp nơi trên thế giới về đây tranh tài.
Discussion about this post