Mới đây, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã có đợt kiểm tra gắt gao các công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ trái phiếu trên thị trường nhằm huy động vốn. Với đợt kiểm tra này, Uỷ ban đã cử 4 đoàn kiểm tra 10 công ty vào tầm ngắm tung ra khối lượng trái phiếu lớn nhưng tài chính yếu kém. Theo đó, tập đoàn VSETGroup đã bị phạt nặng với số tiền phạt lên đến 600 triệu đồng vì chào bán trái phiếu ra công chúng nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Có thể thấy với những đợt thanh tra như thế này giúp củng cố thêm niềm tin từ nhà đầu tư khi lựa chọn cổ phiếu trái phiếu trên sàn chứng khoán.
Mục Lục
Bán trái phiếu trái với quy định
Việc bán trái phiếu theo hình thức chào bán ra công chúng được thực hiện sai quy định. Khi không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Ngày 30/11/2021, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ban hành Quyết định số 814/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup.
Theo đó, VSETGroup bị phạt 600 triệu đồng do công ty này chào bán chứng khoán ra công chúng. Nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Điều này vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ. Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định số 156/2020/NĐ-CP).
Ròng rã hơn một năm, từ ngày 1/1/2020 đến 27/10/2021. Công ty cổ phần Tập đoàn VSETGROUP đã thực hiện chào bán trái phiếu của công ty ra công chúng. Thông qua phương tiện thông tin đại chúng và cho các nhà đầu tư không xác định.
Mức phạt dành cho công ty bán trái phiếu sai luật
Bên cạnh mức phạt hành chính trên, công ty còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm buộc thu hồi chứng khoán đã chào bán. Hoàn trả cho nhà đầu tư tiền mua chứng khoán hoặc tiền đặt cọc (nếu có). Cộng thêm tiền lãi tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của ngân hàng. Mà tổ chức, cá nhân vi phạm mở tài khoản thu tiền mua chứng khoán. Hoặc tiền đặt cọc tại thời điểm quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của nhà đầu tư đối với hành vi vi phạm.
Thời hạn nhà đầu tư gửi yêu cầu là tối đa 60 ngày kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp này có hiệu lực thi hành. Quy định tại điểm a khoản 8 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Về tập đoàn VsetGroup
Công ty cổ phần Tập đoàn VsetGroup thành lập vào tháng 3/2014. Và đặt trụ sở tại địa chỉ tại 107 Cộng Hòa, phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nghiệp này từng đưa ra chương trình phát hành trái phiếu với mức lãi suất 12%/năm. Linh hoạt về kỳ hạn đầu từ từ 12- 60 tháng. Kèm đó, nhà đầu tư được mua trái phiếu cam kết bằng bất động sản. Chủ tịch HĐQT đồng thời là người đại diện pháp luật tại công ty là ông Trương Ngọc Anh (sinh năm 1988).
Luật chứng khoán Việt Nam quy định
Khoản 5 Điều 10 Nghị định số 156/2020/NĐ-CP
5. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Chào bán chứng khoán ra công chúng khi chưa đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật
b) Chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp. Trừ trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng để thành lập doanh nghiệp. Được quy định tại Nghị định của Chính phủ hướng dẫn Điều 14, khoản 6 Điều 15 Luật Chứng khoán;
c) Chào bán chứng khoán ra công chúng nhưng không nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Hoặc đã nộp hồ sơ đăng ký với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. Nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng.
d) Không thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng theo cam kết bảo lãnh phát hành trong hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.
Lời kết
Đây cũng là một hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Cần phải tuân thủ theo quy định của Nhà nước. Cũng như một lời nhắc đến nhà đầu tư chứng khoán khi muốn mua cổ phiếu trái phiếu cần tìm hiểu thật kỹ về doanh nghiệp. Chúc bạn luôn vững bước trên con đường đầu tư của mình.
Discussion about this post