Thế giới ngày càng phát triển, ngành kinh tế càng có nhiều biến đổi. Có những cái cũ đã và đang dần mất đi và có những ngành nghề mới đang được sinh ra và ngày càng phát triển. Đó là quy luật tất yếu của xã hội vì nếu cái cũ không mất đi, cái mới không sinh ra thì xã hội sẽ không thể phát triển. Chẳng hạn như nghề dịch thuật đang dần bị mai mòn do sự phát triển của các ứng dụng dịch thuật ngày càng hiện đại, chính xác. Các nghề mới có thể kể đến như công nghệ AI,… và các nghề đang phát triển mạnh mẽ là marketing, các ngành dịch vụ liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Và chúng ta cũng phải kể đến thị trường thiết bị blockchain dự đoán doanh thu đạt 2,5 tỷ USD vào năm 2026.
Mục Lục
Blockchain là gì?
Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số được phân chia. Dễ hiểu hơn là cơ sở dữ liệu trong một mạng. Sổ cái được chia sẻ cho những người tham gia vào mạng lưới. Điều này cho thấy rằng trong toàn bộ hệ thống không phải chỉ có một vị trí duy nhất. Một tài liệu có thể làm căn cứ đáng tin (authority) duy nhất. Vì những lần sao chép cùng một phiên bản sổ cái được đặt ở nhiều nơi.
Tất cả các bản sao này được cập nhật khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia. Người đào có trách nhiệm phê duyệt các giao dịch và giám sát mạng bằng cách giải quyết các công thức tinh vi với sự trợ giúp của máy tính. Nó là một hệ thống ngang hàng P2P, loại bỏ tất cả mọi khâu trung gian, làm tăng cường an ninh, minh bạch và sự ổn định cũng như giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra.
Bằng cách cho phép phân phối các thông tin kỹ thuật số nhưng không được sao chép, công nghệ blockchain đã tạo ra xương sống cho một loại hình Internet mới.
Trong cuốn sách Blockchain Revolution (2016), Don & Alex Tapscott đã nhận định rằng: “Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị”.
Thị trường blockchain phát triển mạnh mẽ
Mức tăng trưởng hàng năm kép của thị trường trong giai đoạn 5 năm tới cũng lên tới gần 40%. Tất cả là nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain. Thị trường thiết bị blockchain dự kiến sẽ đạt giá trị gần 2,5 tỷ USD vào năm 2026. Con số này tăng gấp 5 lần quy mô so với năm 2021 (482 triệu USD). Đây là con số theo báo cáo vừa phát hành của MarketsandMarkets.
Theo báo cáo, những lợi ích ngày càng hiện hữu của công nghệ blockchain trong lĩnh vực tài chính tạo ra động lực phát triển cho các thiết bị blockchain.
Bên cạnh đó, sự phát triển nhanh chóng của công nghệ blockchain trong các ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng và bán lẻ, tăng trưởng vốn hóa của thị trường tiền điện tử… cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của thị trường thiết bị blockchain.
Phân khúc “vỉ cứng” dự sẽ thống trị thị trường
Phân khúc “ví cứng” còn gọi là “ví lạnh”. Đây là một thiết bị phần cứng dùng để lưu trữ, bảo vệ tiền điện tử khỏi những mối nguy hại trực tuyến từ hacker, virus. Phân khúc này dự kiến sẽ thống trị thị trường thiết bị blockchain trong giai đoạn 5 năm tới. Nó sẽ đứng đầu về cả giá trị cũng như số lượng.
Trái ngược với ví nóng là một loại ví lưu trữ chỉ nằm trên Internet – ví lạnh. Nó gần như luôn được để ở chế độ offline, tách biệt hoàn toàn. Chỉ khi cần thực hiện giao dịch chuyển/nhận tiền, ví lạnh mới được kết nối với Internet. Đồng thời tất cả các thông tin lưu trữ trong ví được bảo mật bởi một chip. Vì vậy mà kể cả hacker hay virus cũng không thể tấn công được.
Thiết bị blockchain không dây
Trong khi đó, phân khúc thiết bị blockchain không dây dự kiến sẽ có tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép cao nhất trong giai đoạn 2021-2026.
Cụ thể, các công nghệ không dây được nhúng trong các thiết bị điện tử tiêu dùng. Chẳng hạn như điện thoại thông minh, máy tính xách tay và thiết bị gia dụng. Chúng cũng được sử dụng trong các máy thanh toán. Chẳng hạn như thiết bị PoS và máy ATM tiền điện tử.
Các công nghệ này cho phép người dùng sử dụng các thiết bị blockchain di động. Chẳng hạn như ví cứng, thẻ thông minh và thiết bị PoS. Người dùng thực hiện giao dịch bằng cách phối hợp với các thiết bị không dây khác.
Bắc Mỹ là khu vực đứng đầu thị trường này
Bắc Mỹ là một trong những khu vực đóng góp lớn nhất cho thị trường thiết bị blockchain. Trong đó Mỹ chiếm thị phần lớn nhất vào năm 2020. Các công ty lớn nhất trong khu vực có thể kể đến như: Genesis Coin, Coinsource, Paymynt, Helium Systems… đến từ Mỹ; Bitaccess, Coinkite đến từ Canada.
Các đơn vị này đóng vai trò cung cấp các thiết bị và giải pháp blockchain cho các ngành dọc. Chẳng hạn như Ngân hàng, dịch vụ tài chính và bảo hiểm, chính phủ, bán lẻ và thương mại điện tử.
Các công ty chủ chốt trong thị trường thiết bị blockchain đến từ các khu vực và quốc gia khác. Bao gồm Ledger (Pháp), SatoshiLabs (Cộng hòa Séc), Sirin Labs (Thụy Sĩ), Pundi X (Singapore),…
Discussion about this post