Tất cả chúng ta đều đang sống trong một thế giới vô cùng sôi động và chuyển động không ngừng. Tất cả chúng ta đều có thể nhìn thấy được sự phát triển như vũ bão của thế giới. Ngày nay là thời đại của con chip điện tử, kỹ thuật số,… Kỹ thuật số là một trong những lĩnh vực đi đầu trong thời đại ngày nay với sự phủ sóng ngày càng lan rộng. Hầu như tất cả các ngành nghề, các ngóc ngách trong xã hội đều có sự tham gia của lĩnh vực này. Số lượng doanh nghiệp trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng ứng dụng chuyển đổi công nghệ kĩ thuật số đang tăng chóng mặt. Và đương nhiên ngành thời trang cũng không để bị bỏ lại phía sau với những động thái gia nhập “sân chơi” NFT.
Mục Lục
Non fungible Token (NFT) là gì?
NFT là viết tắt của từ Non Fungible Token. Có nghĩa là token độc nhất, không thể thay thế. NFT là một dạng token được mã hoá trên blockchain. Nó đại diện cho một tài sản duy nhất. Các NFT không thể hoán đổi cho nhau. Nó có thể là một tài sản kỹ thuật số. Nó cũng có thể là phiên bản mã hoá của một tài sản trong thế giới thực. Các NFT được xem như bằng chứng về tính xác thực và quyền sở hữu trong lĩnh vực kỹ thuật số. Vì chúng không thể thay thế cho nhau.
NFT có thể được sử dụng để mua bán các tác phẩm nghệ thuật kỹ thuật số. Nó có thể ở dạng GIF, tweet, thẻ giao dịch ảo, hình ảnh của các đối tượng vật lý, giao diện trò chơi điện tử, bất động sản ảo và nhiều hơn thế nữa. Thời kỳ đầu của NFT gắn liền với cái tên CryptoKitties. Đây là thứ từng dậy sóng thị trường khi làm nghẽn mạng Ethereum cuối năm 2017. Giờ đây sau hơn 3 năm lớn mạnh, hệ sinh thái NFT đã dần hoàn thiện hơn với nhiều mảnh ghép đa dạng.
Givenchy ra mắt bộ sưu tập NFT
Givenchy là một thương hiệu thời trang được ưa chuộng trong giới quý tộc đến từ Pháp. Givenchay đang tiến vào “lãnh địa” thời trang kỹ thuật số. Thường hiệu này đã ra mắt bộ sưu tập NFT của mình…
Bộ sưu tập của nhãn hàng này sẽ bao gồm 15 tác phẩm NFT khác nhau. Nó được thiết kế với sự hợp tác của nghệ sĩ kỹ thuật số Chito.
“Tôi đã rất muốn khám phá không gian đầy mới mẻ và thú vị của NFT. Chito đã hoạt động trong hệ sinh thái. Điều đó khiến chúng tôi cảm thấy tự nhiên hơn khi cộng tác trong loạt phiên bản có giới hạn này mà vẫn mang tầm nhìn chung của chúng tôi với thương hiệu hơn nữa”, Matthew M. Williams, giám đốc sáng tạo của Givenchy cho biết.
Bộ sưu tập NFT của Givenchy được bán vào ngày 23/11 trên nền tảng OpenSea. Sau một tuần, những người trả giá cao nhất sẽ nhận được NFT của họ.
Dolce & Gabbana cũng không ngoại lệ
Givenchy không phải là thương hiệu thời trang xa xỉ duy nhất nhận ra tiềm năng của “sân chơi” thời trang kỹ thuật số. Dolce & Gabbana bán 9 sản phẩm có NFT với giá 5,7 triệu đô la vào tháng trước. Điều này cho thấy tiềm năng to lớn đối với các mặt hàng xa xỉ có NFT. Các trò chơi trong vũ trụ ảo metaverse và NFT có thể mang lại doanh thu 56 tỷ đô la cho thị trường hàng xa xỉ vào năm 2030. Đây là thông tin theo báo cáo mới nhất của Morgan Stanley.
Bộ sưu tập NFT đầu tiên của Dolce & Gabbana không hoàn toàn là kỹ thuật số 100%. Vì có một số mặt hàng khiến người mua có thể sở hữu quần áo, trang sức thực sự ngoài đời. Đi kèm với đó là phiên bản kỹ thuật số của nó.
NFT sôi động vì có sự tham gia của những nhãn hàng khác
Nhiều hãng thời trang khác như Gucci, Burberry và Louis Vuitton đều đã tiết lộ các chương trình dành cho các sản phẩm có NFT.
Thương hiệu thời trang xa xỉ Burberry đã ra mắt bộ sưu tập NFT đầu tiên của mình. Bộ sưu tập có sự hợp tác của Mythical Games hồi tháng 8. Đơn vị này hy vọng sẽ mở ra giá trị cho cộng đồng game thủ bằng cách khuyến khích người chơi tương tác với thương hiệu của họ trong một môi trường tôn vinh nghệ thuật và thiết kế.
Trong khi đó, Louis Vuitton cũng tung ra một game NFT trên di động. Tựa đề là Louis: The Game. Trong game có xuất hiện con linh vật thuộc về nhà thiết kế Louis Vuitton là Vivienne. Nó là một con búp bê gỗ được trang trí với họa tiết hoa từ logo monogram cực kỳ quen thuộc của hãng. Game thủ được con búp bê này dẫn dắt và khám phá lịch sử dài 2 thế kỷ của Louis Vuitton. Người chơi sẽ phải hoàn thành những nhiệm vụ khác nhau.
Gucci tung thước phim thời trang đánh dấu bước đầu tiến vào sàn NFT
Hồi tháng 6, Gucci chính thức chào hàng trên sàn đấu giá NFT một thước phim thời trang của mình. Thước phim có độ dài 4 phút. Nó nằm trong bộ sưu tập Aria kỷ niệm 100 năm thành lập thương hiệu. Sản phẩm này đã được bán với giá lên tới 25.000 đô la. Tức là khoảng hơn 500 triệu đồng. Một Phiên bản kỹ thuật số của chiếc túi Dionysus của hãng Gucci cũng được bán trên nền tảng của Roblox với giá hơn 4.000 USD.
Theo chia sẻ của Gucci, việc các nhà mốt lớn tham gia vào NFT “chỉ còn là vấn đề thời gian”. Chiến lược này cũng giúp cho các nhãn hàng thời trang tiếp cận được thêm các tập khách hàng mới. Đó không phải là những fan hâm mộ lớn của các nhãn hiệu thời trang. Đó là những người quan tâm đến lĩnh vực blockchain.
NFT có thể biến một món đồ thành hàng “limited”
NFT viết tắt của Non-Fungible Token. Về cơ bản, đây là một chứng chỉ xác thực kỹ thuật số không thể sao chép. Việc sở hữu NFT được ví như việc mua một món hàng sưu tầm có một không hai. Nhà đầu tư mua NFT gắn với một sản phẩm nào đó nhằm biến mình trở thành người sở hữu duy nhất. Hoặc họ kỳ vọng sản phẩm tăng giá và bán kiếm lời.
“NFT và trò chơi xã hội có thể mở rộng thị trường của các tập đoàn xa xỉ phẩm thêm hơn 10%. Nó còn giúp tăng thu nhập trước lãi và thuế của ngành này khoảng 25%”.
Morgan Stanley cho rằng, “NFT và trò chơi xã hội mang lại cơ hội cho các thương hiệu xa xỉ. Nó cho phép họ kiếm tiền từ tài sản trí tuệ khổng lồ – vốn được xây dựng trong nhiều thập kỷ qua. Nhu cầu đối với đồ sưu tầm NFT sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho tăng trưởng của cầu thị trường đối với hàng xa xỉ.
Những mô hình kết hợp có khả năng tăng doanh thu khủng
Các nhãn hàng xa xỉ đang nghiên cứu việc kết hợp với các mô hình như nền tảng game và metaverse. Số lượng các giao dịch chia sẻ doanh thu ngày càng tăng. Mô hình kết hợp như vậy có thể giúp tăng thêm 10 tỷ đến 20 tỷ đô la vào tổng thị trường hàng xa xỉ. “Công ty Kering có trụ sở tại Pháp. Đây là chủ sở hữu của các thương hiệu xa xỉ như Gucci và Yves Saint Laurent. Nó được xem là ở vị trí thuận lợi nhất để tận dụng metaverse. Bởi vì nó nắm giữ “nhân khẩu học thương hiệu và khởi đầu thuận lợi trong các hợp tác kỹ thuật số sáng tạo”, Morgan Stanley nói.
Nếu muốn tiến sâu vào lĩnh vực NFT, các nhãn hàng không chỉ đơn thuần tạo ra những bộ sưu tập ảo. Sự độc đáo làm nên giá trị bền lâu cho tác phẩm. Ngoài ra, trải nghiệm mua bán NFT cũng cần đến tương tác giữa các nhãn hàng và người sưu tầm.
Discussion about this post