Hiện nay, chất lượng đời sống con người ngày càng có sự nâng cao, nhiều gia chủ sẽ có xu hướng nâng cấp tổ ấm của mình. Họ thường lựa chọn xây dựng cho bản thân và gia đình những ngôi nhà rộng rãi và tráng lệ. Tất nhiên các vấn đề về phong thủy của ngôi nhà cũng được ưu tiên tìm hiểu và đầu tư kĩ lưỡng. Tuy nhiên, hầu như các gia chủ thường sẽ xem nhẹ hoặc thậm chí là bỏ qua phong thủy khuôn viên sân vườn của mình. Điều này không hề tốt chút nào, vì thế bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về các quy tắc trong phong thủy sân vườn, giúp các gia chủ có thể đem về nhiều điều may mắn và tài lộc.
Mục Lục
Nguyên tắc trong phong thủy sân vườn
Dựa trên mô hình âm – dương
Sân vườn là khoảng không gian gắn liền với ngôi nhà (có thể ở phía trước hoặc phía sau ngôi nhà). Không chỉ giúp tăng thêm vẻ đẹp khang trang cho căn nhà mà còn mang lại vận khí cho toàn bộ căn nhà. Giúp gia chủ có một không gian sống hoàn hảo. Việc thiết kế sân vườn hợp phong thủy cần dựa trên mô hình của âm – dương, dòng chảy của năng lượng. Nhằm hướng tới sự cân bằng năng lượng từ đó đem đến sự an khang, thịnh vượng cho những người sinh sống trong căn nhà. Theo phong thủy, sân vườn phía trước là biểu tượng của năng lượng dương còn sân vườn phía sau là biểu tượng của năng lượng âm.
Thiết kế sân vườn hợp phong thủy cần chú ý thu hút năng lượng dương (dương khí). Nhằm xây dựng không gian quan đãng, sáng sủa. Tạo sinh khí tốt, đem lại cảm giác thư thái, dễ chịu. Đối với sân vườn trước cần tạo không gian thoáng tối đa. Thiết kế cổng chính ở vị trí có nhiều ánh nắng. Nhằm đón những vượng khí tốt lành cho không gian, rước tài lộc vào nhà. Đối với sân vườn sau cần lưu ý thiết kế cửa liên thông từ nhà ra sân để tránh khiến căn nhà bị thoát khí.
Chú ý đến tỉ lệ diện tích
Thiết kế sân vườn cần chú ý đến tỷ lệ của sân so với diện tích ngôi nhà để tạo sự hài hòa, phù hợp. Đồng thời cần phải phù hợp với hướng của căn nhà. Đối với nhà hướng Nam, Đông Nam, Bắc, Đông Bắc đón nhiều gió, không khí hài hòa thì trong sân vườn có thể trồng cây thân nhỏ, thảm cỏ. Đối với nhà hướng Tây, Tây Bắc, Tây Nam chịu nhiều ảnh hưởng của mặt trời (dương sát) thì cần giảm diện tích sân. Tăng cường vườn cây, trồng những cây lớn, tán rộng trong sân vườn. Đối với sân vườn hướng Đông, để thu hút năng lượng tốt, giúp gắn kết các thành viên trong gia đình cũng như mở rộng quan hệ xã hội cần chú ý tạo sự thông thoáng.
Thiết kế sân vườn theo ngũ hành
Phong thủy ngũ hành gồm 5 yếu tố cơ bản cấu thành nên thế giới là: Thủy – Thổ – Mộc – Hỏa – Kim. Thiết kế cảnh quan sân vườn theo ngũ hành tương thông giúp các nguồn năng lượng hài hòa. Đồng thời cân bằng vận khí, thu hút nhiều may mắn cho gia chủ. Trong đó, hành Thủy tượng trưng cho sự lưu chuyển, tuần hoàn của nguồn năng lượng. Trong thiết kế sân vườn thường xây dựng các hồ nước tương ứng cho hành Thủy. Tuy nhiên, để đảm bảo hợp phong thủy thì cần chú ý để hướng nước chảy vào trong nhà (có ý nghĩa tài lộc chảy vào nhà). Tiếng nước chảy êm ái, nhẹ nhàng và đảm bảo nguồn nước luôn trong lành, sạch sẽ. Hành Thổ là yếu tố nền tảng, thu hút vận khí lưu thông, luôn dồi dào năng lượng.
Hành Mộc là yếu tố thống lĩnh trong thiết kế sân vườn. Bạn có thể bắt gặp hành Mộc ở các loại cây, cỏ, hoa đa dạng với sắc xanh dịu mát. Giúp đem lại cảnh quan thẩm mỹ, sức sống dồi dào cũng như đem đến sự thư thái cho tâm hồn. Hành Hỏa có thể xuất hiện trên các loại cây lá kim, dáng thẳng đứng, dáng kim tự tháp hoặc cây có sắc đỏ biểu tượng của Hỏa (ở lá, hoa). Nhưng do hành Hỏa mạnh hơn các hành khác nên cần chú ý để đảm bảo sự hài hòa, cân bằng năng lượng. Hành Kim có thể thấy ở những cây tán rộng, hình cong tròn, vòng cung với màu vàng hoặc trắng.
Phong thủy sân vườn mang lại tài vận
Sân vườn hợp phong thủy phải có cổng chính để đón tài vận vào nhà. Đồng thời nguồn năng lượng tốt sẽ theo các lối đi trên sân vườn để lan tỏa khắp không gian. Lối vào sân vườn nên được thiết kế uốn lượn, quanh co đảm bảo tính thẩm mỹ, mềm mại. Bên cạnh đó cũng là đường lưu thông dẫn dắt sinh khí trong sân vườn. Việc xây dựng hàng rào bao quanh sân vườn cũng rất cần thiết. Bởi hàng rào là vách ngăn ô nhiễm và gió mạnh. Đồng thời theo phong thủy, hàng rào giúp bảo vệ gia chủ khỏi những năng lượng xấu. Tránh việc rò rỉ năng lượng của căn nhà ra bên ngoài. Như thế, gia chủ sẽ luôn gặp may mắn, sự nghiệp thuận lợi.
Khi làm hàng rào không nên quá cao, thiết kế hàng rào có những hình sắc nhọn không nên theo hướng đâm thẳng vào trong hay ngoài nhà. Vì như thế sẽ tạo luồng sát khí không tốt về phong thủy. Trong sân vườn có thể bày trí những chiếc đèn để mang lại ánh sáng, nâng cao năng lượng cho không gian. Bạn cũng nên trồng các loại cây mang lại tài vận. Điển hình như: cau cảnh, dừa cảnh, cây hoa hòe để tăng dương khí cho sân vườn.
Những điều nên tránh
Ngoài ra, còn 1 số lưu ý mà nhiều gia chủ thường mắc phải trong phong thủy sân vườn như:
– Không nên trồng cây to trước sân nhà. Vì cây to có thể sẽ che hết ánh sáng, cản trở gió và không khí lưu thông.
– Không nên lát sân bằng đá vì đá mang khí âm. Có thể khiến nguồn năng lượng suy yếu, không tốt cho sức khỏe và việc làm ăn của gia chủ. Trong sân vườn cũng không nên sử dụng các loại đá lởm chởm, có cạnh sắc nhọn hoặc đá vôi. Vì thường tích tụ tà khí hoặc gây nguy hiểm, xui xẻo cho gia chủ.
– Lối đi vào sân vườn không nên thiết kế đường thẳng tắp hoặc theo các khúc cua nhọn gấp khúc. Bởi sẽ làm tụ khí hoặc khiến khí thoát thẳng ra ngoài một cách nhanh chóng. Hãy thiết kế lối ra vào theo dạng uốn lượn sẽ giúp khu vườn rộng rãi và thư thái nhất.
– Tránh những hàng rào có hình dáng sắc nhọn sẽ làm hỏng mỹ quan của căn nhà.
– không nên dùng quá nhiều sỏi, đá để trang trí. Vì như vậy sẽ tạo ra sự tồn đọng của khí âm trong sân nhà.
Discussion about this post