Trên thị trường kinh tế hiện nay, đồ giả mạo các nhãn hiệu lớn, nhãn hiệu nổi tiếng ngày càng xuất hiện nhiều. Việc làm đây gây nhiều thiệt hại cho cả người tiêu dùng lẫn nhãn hàng gốc. Việc làm này của các cơ sở may mặc gọi là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Nếu đem ra pháp luật thì những cơ sở kinh doanh sẽ phải chịu một mức phạt thích đáng. Hiện nay, nhiều người tiêu dùng không thể phân biệt được hàng giả và hàng thật. Nhờ vậy mà các cơ sở kinh doanh ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn. Các hoạt động kinh doanh như này đang được các cơ quan chức năng truy tìm xử phạt. Mới đây, cơ sở may mặc Gia Hưng ở Hải Dương cũng vừa bị phát hiện may đồ giả mạo nhãn hiệu Adidas.
Mục Lục
Tại hại của đồ giả đối với người dùng và doanh nghiệp
Người tiêu dùng đang là đối tượng trực tiếp và bị thiệt hại về nhiều mặt từ việc mua và sử dụng hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (tường gọi là hàng nhái). Trước hết là thiệt về kinh tế do mua phải hàng giả hàng nhái. Nguy hiểm hơn là ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của người sử dụng hàng giả hàng nhái.
Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, chân chính là đối tượng chịu thiệt hại nhất về kinh tế do tệ nạn hàng giả, hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra. Hàng giả làm suy giảm uy tín các thương hiệu chính phẩm, của người sản xuất kinh doanh chân chính. Hàng giả, hàng nhái làm lu mờ hình ảnh của nhãn hiệu nổi tiếng. Đồ giả làm triệt tiêu động lực sáng tạo về trí tuệ của các doanh nghiệp và của xã hội. Thậm chí làm cho công ăn việc làm bị mất đi, có thể dẫn đến bị phá sản doanh nghiệp.
Cơ sở may mặc Gia Hưng bị phát hiện may lô hàng giả
Tổng cục quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 30/11/2021, Đội Quản lý thị trường số 4 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương) chủ trì phối hợp với Công an huyện Thanh Miện tổ chức kiểm tra đột xuất tại cơ sở kinh doanh, gia công hàng may mặc Gia Hưng do bà Nguyễn Thị Thu là chủ tại thôn Văn Xá, xã Ngô Quyền, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
Lúc kiểm tra, cơ sở này đang sử dụng máy may gia công áo khoác nam có gắn nhãn Adidas. Và kèm với logo có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ. Đoàn kiểm tra đã tạm giữ hàng hóa là 1.713 chiếc áo khoác nam thành phẩm hoàn chỉnh mang dấu hiệu giả mạo mang nhãn hiệu, 5 chiếc máy may và một số nguyên liệu. Và bán thành phẩm được sử dụng để gia công hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Chủ cơ sở không xuất trình được các tài liệu liên quan đến quyền sử dụng các nhãn hiệu nêu trên để gắn lên các sản phẩm áo khoác được sản xuất tại cơ sở. Hiện vụ việc đang được tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp may đồ giả đã từng có tại Hải Dương
Điều đáng nói, cũng tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương, vào gần cuối tháng 10/2020, Công ty TNHH May Đăng Linh (thôn Quang Trung, xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 Bộ Luật hình sự.
Công ty này đã sản xuất các sản phẩm áo phông mang nhãn hiệu của các thương hiệu lớn. Họ đã sử dụng các thương hiệu nổi tiếng như Gucci, Nike, Lacoste. Toàn bộ số hàng hóa được sản xuất, gia công tại công ty là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu. Trong đó, chỉ tính riêng số lượng hàng hóa thành phẩm đã có giá trị gần 500 triệu đồng.
Discussion about this post