Thâm Quyến là một trong những thành phố trực thuộc tỉnh của Quảng Đông Trung Quốc. Nơi đây được đặt trụ sở của khá là nhiều công ty IT thành công. Điển hình như là Huawei, ZTE và FoxConn. Thành phố có sự góp mặt của nhiều công ty lớn nhất gì thế giới. Vùng đất tràn ngập những kho báu mà bất kỳ ai đến đây cũng muốn đầu tư. Nếu như ở tháng 5/2021 giá căn hộ hạng sang ở Thâm Quyền tăng mạnh đến 18, 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, vào cuối tháng 11/2021 Thâm Quyền lại gặp khủng hoảng ngay trên thị trường bất động sản. Điều gì đã khiến cho giá nhà nơi đây bỗng hạ nhiệt đến như vậy.
Mục Lục
Thông tin về thành phố Thâm Quyến, Trung Quốc
Du Lịch Trung Quốc sẽ đưa những người yêu khám phá, đam mê trải nghiệm tới Thâm Quyến. Một đặc khu kinh tế với diện tích 2.050 km², dân số trong năm 2017 đạt mốc 12,5 triệu người. Thành phố giáp biên giới với Hồng Kông, cách Quảng Châu 160 km về phía nam. Cảng Thâm Quyến là một trong những cảng tấp nập nhất Trung Quốc, chỉ sau cảng Thượng Hải. Xiến suốt hơn 30 năm qua, Thâm Quyến đã thu hút không dưới 40 tỷ USD từ các nguồn vốn ODA và FDI từ bên ngoài.
Tại Thâm Quyến, nơi sinh sống của 17,6 triệu dân và là nơi đặt trụ sở của nhiều doanh nghiệp như tập đoàn công nghệ Tencent Holdings Ltd và tập đoàn viễn thông Huawei Technologies, một số văn phòng môi giới bất động sản nhỏ đã đóng cửa. 8 công ty môi giới bất động sản mà Reuters khảo sát cho biết, ít nhất 1/3 số công ty trong lĩnh vực này hoặc đã dừng hoặc đang xem xét hoạt động.
Thị trường bất động sản ở Thâm Quyến gặp khó khăn
Hồi tháng Chín, trang tin tài chính Caixin đưa tin, Lianjia, một công ty môi giới lớn. Dự kiến đóng cửa 1/5 số văn phòng, tức khoảng 100 văn phòng, tại Thâm Quyến. Những khó khăn của các nhà môi giới bất động sản tại Thâm Quyến; một phần do những nỗ lực chính sách của các nhà chức trách Trung Quốc trong năm qua nhằm hạ nhiệt giá nhà.
Các công ty môi giới bất động sản cho rằng nguyên nhân còn do cuộc khủng hoảng lòng tin hiện nay đối với thị trường bất động sản Trung Quốc. Nếu Thâm Quyến, biểu tượng của sự phát triển kinh tế nhanh tại Trung Quốc hơn 40 năm qua, không miễn nhiễm, các nơi khác của nước này cũng sẽ bị ảnh hưởng sau đó. Thị trường bất động sản Trung Quốc với đóng góp 25% GDP đã chịu áp lực khi các nhà hoạch định chính sách ban hành quy định về mức trần nợ trong năm nay nhằm ngăn chặn tình trạng các công ty bất động sản vay quá mức.
Động thái trên đã gây ra những khó khăn về thanh khoản cho các công ty bất động sản như China Evergrande Group, công ty với số nợ lớn nhất thế giới và Kaisa Group Holdings. Hai công ty này cùng đặt trụ sở tại Thâm Quyến. Dù vậy, các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng các quy định mới được cho là cải cách cần thiết.
Nhận định từ các chuyên gia cho hay
Hầu hết các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đều gặp khó khăn. Trong ba quý đầu năm, Moody’s ghi nhận 3 chủ đầu tư hàng đầu tăng trưởng doanh thu đáng kể. Họ gồm Powerlong và Hopson – không vi phạm bất kỳ lằn ranh nào trong “ba lằn ranh”. Trong khi, Greentown chỉ vi phạm một, theo Natixis.
“Trong ngắn hạn, quy định ba lằn ranh có nghĩa thanh khoản bị siết chặt. Về lâu dài, nó sẽ cải thiện sức khỏe tài chính chung của toàn ngành bất động sản. Vì sẽ có sự hợp nhất nếu chúng ta thấy một số đối thủ yếu hơn buộc phải bán tài sản của họ”, Gary Ng, Nhà kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Natixis, đánh giá.
Về tác động đối với ngành bất động sản và nền kinh tế Trung Quốc, ông cho biết rủi ro là ít vì người mua nhà có thể sẽ không muốn từ bỏ tài sản mà họ đã trả. Vì hầu hết căn hộ ở Trung Quốc đều được bán trước thời hạn hoàn thiện. Cho nên một thách thức lớn đối với các chủ đầu tư đang thiếu tiền. Chính là hoàn thành việc xây dựng và giao nhà cho người mua.
Discussion about this post