Mang thai là giai đoạn quan trọng và có ý nghĩa vô cùng đối với các mẹ bầu. Đó cũng chính là lý do các mẹ bầu và gia đình thường cẩn thận và chăm chút từng li từng tí để bảo vệ an toàn và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh nhất. Các loại rau đều có những mặt tốt và mặt hại của riêng mình, nhất là đối với cơ thể mẫn cảm của người mang thai thì lại càng đặc biệt lưu ý. Có rất nhiều loại rau tưởng chừng như quá quen thuộc nhưng khi mẹ bầu ăn phải thì có thể ảnh hưởng đên thai nhi, thậm chí gây sảy thai. Tham khảo ngay những loại rau sau đây các bà mẹ nên tránh xa khi mang thai để bảo vệ sức khỏe bé con nhé!
Mục Lục
Rau sam giàu dinh dưỡng nhưng cực nguy hiểm
Đây là loại rau có hàm lượng dinh dưỡng cao mà đồng thời còn là một loại dược liệu rất tốt. Rau sam thuộc tính hàn, vị chua, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, trừ giun. Trong rau sam có chứa nhiều các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt lượng các axít béo omega-3 trong rau rất dồi dào. Rau dễ trồng, dễ chăm và dễ tìm nên là một món ăn khá quen thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, đối với người có thai thì cần hạn chế việc ăn rau sam. Bởi rau sam có thể gây kích thích mạnh đến tử cung và gia tăng tần suất co bóp. Điều này rất dễ dẫn đến sảy thai và nguy hiểm cho sức khỏe của phụ nữ.
Rau ngải cứu cực nguy hiểm ở 3 tháng đầu thai kỳ
Ngải cứu có vị đắng, cay, mùi thơm, tính hơi ấm. Chính vì vậy tác dụng tốt trong việc điều hoà tuần hoàn máu, làm dịu thần kinh. ĐỒng thời giúp giảm đau cơ và các cơn đau ở vùng bụng. Tuy ngải cứu được dùng trong một số bài thuốc nam nhằm an thai dành cho người bị động thai hoặc sảy thai liên tiếp, thế nhưng nhiều người lầm tưởng ngải cứu là một vị thuốc an thai thì điều này không hoàn toàn đúng. Việc sử dụng hợp lý ngải cứu sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người mang thai. Tuy nhiên nếu lạm dụng ngải cứu trong vòng 3 tháng đầu thai kì có thể dẫn đến ra máu nhiều, co tử cung và sảy thai.
Rau má
Vốn là loại rau khá lành tính, rau má có tác dụng thanh lọc cơ thể, làm đẹp da nên rất được chị em phụ nữ yêu thích. Không chỉ dùng để chế biến món ăn, rau má cũng có thể ép nước. Nó vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa cung cấp thêm nước cho cơ thể. Tuy nhiên, đó là với những phụ nữ bình thường. Phụ nữ mang thai nếu dùng rau má nên cẩn thận. Bởi dùng nhiều rất dễ mất thai nhi và nhiều biến chứng sức khỏe khác cho mẹ bầu.
Rau ngót gây co thắt tử cung thai phụ
Rau ngót có tính lạnh, vị ngọt có công dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ máu, nhuận tràng… Trong rau ngót có chứa vitamin K, một loại vitamin hiếm trong giới thực vật. Đồng thời trong rau ngót còn có một lượng đạm thực vật, sắt, mangan và vitamin A. Tuy nhiên trong rau ngót có chứa Papaverin là một chất được tìm thấy trong cây thuốc phiện. Nó có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp. Nếu sử dụng một lượng rau ngót tươi hơn 30mg thì có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.
Rau chùm ngây dễ làm sảy thai
Theo nghiên cứu khoa học cho thấy, lá và hoa của rau chùm ngây có chứa gấp 7 lần lượng vitamin C của một quả cam, gấp 4 lần lượng canxi và 2 lần lượng protein trong sữa. Đồng thời cao gấp 4 lần lượng vitamin A trong cà rốt, hơn rau diếp cá 3 lần chất sắt và gấp 3 lần lượng kali trong chuối. Đây hẳn là một loại thực phẩm vô cùng dinh dưỡng nhưng nó chắc chắn không dành cho người đang mang thai và thai nhi. Trong rau chùm ngây có chứa alpha-sitosterol cao. Đây là một loại hormone có cấu trúc giống estrogen. Nó có tác dụng ngừa thai, làm co cơ trơn tử cung và làm sảy thai. Vì vậy các nhà khoa học khuyên rằng phụ nữ có thai không được ăn rau chùm ngây.
Rau chân vịt
Rau chân vịt có hàm lượng sắt phong phú nên nhiều phụ nữ cho rằng ăn rau chân vịt có thể phòng tránh nguy cơ thiếu máu. Sự thật không phải như vậy. Theo một nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản, rau chân vịt làm tình trạng thiếu máu nặng thêm. Nguyên nhân do rau chân vịt có nhiều axit oxalic, làm cho chất sắt của nó không được ruột non hấp thụ, thậm chí còn bị đẩy ra khỏi cơ thể. Ăn rau chân vịt càng nhiều càng gây trở ngại cho việc thu chất sắt khiến tình trang thiếu máu nặng thêm.
Thực tế, bà bầu không cần phải từ bỏ loại rau yêu thích này. Các mẹ có thể ăn cải bó xôi với một số loại thực phẩm có chứa chất hỗ trợ hấp thu sắt. Chẳng hạn như cá, thịt gia cầm, cam, dâu tây, bưởi và các loại trái cây giàu vitamin C. Ngoài ra có thể ăn kèm với một số loại rau quả như bông cải xanh, cà chua hay khoai tây. Qua đó giúp quá trình hấp thu sắt trong cơ thể được diễn ra tốt hơn.
Rau răm – Tuyệt đối không nên ăn khi mang thai
Là loại rau dễ trồng và thường được dùng kèm trong nhiều món ăn của người Việt Nam. Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, giúp tiêu thực, tán hàn. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều rau răm trong 3 tháng đầu thai kì khiến người mẹ dễ bị mất máu. Đặc biệt trong rau răm còn có chất khiến tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên hãy tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Discussion about this post