Nếu lương thực chính của các nước châu Á là lúa gạo thì ngược lại, lúa mỳ chính là nguồn thực phẩm chính ở châu Âu. Giá lúa mỳ hiện tại ở châu Âu tăng cao chưa từng thấy do các nước xuất khẩu hạn chế nguồn cung lúa mỳ. Tất cả các mặt hàng từ lúa mỳ ở châu Âu đều tăng giá nhanh chóng mặt. Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và chi phí tiêu dùng của người dân. Người dân ở những quốc gia chuyên trồng lúa mỳ vô cùng phấn khởi vì giá tăng liên tục. Một số quốc gia đẩy mạnh xuống giống lúa mỳ trong vụ mùa tới nhưng không có gì đảm bảo giá vẫn tiếp tục tăng đến khi thu hoạch.
Mục Lục
Lúa mỳ thế giới tăng giá mạnh
Tại châu Âu, nếu như nông dân trồng lúa mỳ vui mừng thì nông dân chăn nuôi lại khó khăn hơn lúc nào hết vì lúa mỳ cũng là thức ăn cho gia súc. Lúa mỳ tăng cao cũng kéo giá lương thực cơ bản tăng thêm nữa trên thị trường châu Âu.
Theo tờ Le Figaro, giá lúa mỳ đã tăng liên tục từ tháng 7. Và tới ngày 25/11 đã lên tới 308 Euro/tấn. Lý do là sản lượng lúa mỳ quá thấp vụ vừa qua do hạn hán. Điều này buộc các nước Trung Đông như Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập, trước đây vẫn phải nhập tới 62% nhu cầu lúa mỳ, năm nay phải nhập thêm nhiều nữa.
Pakistan và Trung Quốc cũng đã mua gom lượng rất lớn lúa mỳ để tăng dự trữ. Trong khi đó ở bán cầu Nam, Australia và Argentina đang chuẩn bị thu hoạch lúa mỳ. Nhưng chưa có gì đảm bảo là sẽ được mùa do thời tiết lạnh bất thường. Đồng thời có mưa lớn ngay sát trước thời điểm gặt lúa.
Các sản phẩm từ lúa mỳ ở châu Âu đắt chưa từng có
Từ giữa năm ngoái, Nga là nước xuất khẩu lúa mỳ nhiều nhất thế giới đã áp đặt hạn ngạch hạn chế xuất khẩu lúa mỳ. Ngoài ra do nạn đầu cơ trên thị trường nông sản thế giới đã khiến giá lúa mỳ tăng vọt. Giá lúa mỳ tăng cao dĩ nhiên nông dân rất hài lòng. Thông thường thu hoạch xong nông dân không bán hết toàn bộ sản lượng. Họ giữ lại bán dần nên vẫn được hưởng lợi từ đợt tăng giá. Tờ Neues Deutschland của Đức nhấn mạnh: Ở châu Âu chưa bao giờ ngũ cốc lại đắt hơn lúc này. Trên thị trường lúa mỳ nguồn cung đang thấp hơn nhu cầu khoảng 5 triệu tấn.
Hậu quả đối với thị trường châu Âu lúc này là các sản phẩm từ lúa mỳ đều tăng giá. Tờ Jornal de Negócios ra tại Bồ Đào Nha viết: “Mặc dù giá bánh mỳ là chuyện rất nhạy cảm bởi vì bánh mỳ là lương thực cơ bản của người Âu, các công ty sản xuất bánh mỳ cũng phải thừa nhận rằng sẽ phải tăng giá”.
Tờ El País của Tây Ban Nha nhấn mạnh lúa mỳ tăng giá 22% là mối lo ngại lớn. Vì lúa mỳ vừa là nền tảng của chế độ ăn uống của con người. Đồng thời vừa là cơ sở của thức ăn gia súc, do đó thức ăn gia súc sẽ tăng mạnh. Lúa mỳ tăng giá quá nhiều sẽ kéo thịt sữa và nhiều loại thực phẩm khác lên theo.
Nông dân mở rộng diện tích trồng
Nông dân Serbia thấy giá tăng cao cho nên đang mở rộng diện tích lúa mỳ thêm vài ngàn ha nữa. Theo tờ Poslovni Dnevnik ra tại Croatia, mặc dù chi phí gieo hạt tốn kém hơn 50% so với vụ trước do lúa giống, xăng dầu chạy máy, phân bón, vật tư nông nghiệp… tất cả đều đắt đỏ hơn. Tờ báo trích lời ông Chủ tịch Hiệp hội Nông dân Serbia nói: “Câu hỏi lớn đặt ra là liệu giá lúa mỳ có còn cao cho đến lúc thu hoạch vụ lúa đang gieo hay không”.
Dữ liệu của USDA cho thấy nhu cầu trong nước đối với lúa mỳ và bột mỳ gần như ổn định từ một năm trước, ngay cả khi đại dịch khiến các nhà xay xát và thợ làm bánh phải cố gắng thích nghi với việc người tiêu dùng ăn nhiều bữa ở nhà hơn thay vì ăn ở ngoài. Các cửa hàng tạp hóa phải đối mặt với tình trạng thiếu bột mỳ vào mùa xuân này do nhu cầu về các túi bột nhỏ để làm bánh tại nhà tăng cao. Nhận thấy nhu cầu lúa mỳ thị trường thế giới tăng cao. Nông dân Hoa Kỳ cũng đẩy mạnh xuống giống trong thời gian tới.
Discussion about this post