Trước đây, khi nói chuyện cùng bạn bè tôi luôn là người nói nhiều nhất, dù là chuyện của mình hay là chuyện của người khác thì tôi cũng luôn là người giành quyền nói. Mặc dù luôn làm không khí trở nên vui vẻ hơn, nhưng tôi chưa từng quan tâm đến cảm xúc của bạn bè nghĩ gì, tôi chỉ quan tâm đến bản thân mình cảm thấy như thế nào. Sau khi tu dưỡng, học cách buông bỏ tự ngã, tôi mới dần dần hiểu được người khác và học cách lắng nghe.
Một hôm, cô Ngọc hẹn gặp tôi nói chuyện. Vì chuyện con trai kết hôn mà cô ấy cảm thấy rất phiền não. Không chỉ phải dành hết tiền tiết kiệm mua nhà mới cho con trai, mà thái độ của con dâu tương lai đối với cô ấy cũng không được tôn trọng, mọi chuyện đều phải nghe theo ý kiến của con dâu. Cô Ngọc vì thế mà ngày càng bất mãn hơn. Mặc dù con trai chưa kết hôn, nhưng mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu đã trở nên rất căng thẳng.
Người lắng nghe luôn cần sự tinh tế
Thường thì tôi không muốn can dự vào chuyện nhà người khác. Nhưng thấy cô Ngọc buồn như vậy nên tôi cũng đưa ra một vài chủ ý khuyên cô ấy. Cô Ngọc nghe xong vui vẻ gật đầu, tôi thấy cô Ngọc tán đồng với ý kiến của mình thì trong lòng rất đắc ý. Sau khi nói chuyện xong tôi từ biệt ra về, bỗng nhiên cô ấy nói ra suy nghĩ của mình.
Thì ra đối với mâu thuẫn mà cô Ngọc gặp phải, ý kiến đó rất hoàn hảo. Tôi nhìn cô ấy ngạc nhiên, vốn dĩ cô ấy đã sớm biết cần làm thế nào. Điều cô Ngọc muốn chỉ là cần một người lắng nghe mà thôi. Lúc đó, trong tâm tôi mừng thầm. Thật may là tôi chưa nói gì nhiều với cô ấy. Hầu như toàn bộ thời gian tôi chỉ ngồi lắng nghe cô ấy nói.
Nghĩ lại vài năm trước khi tôi phải trải qua một vài khó khăn. Cũng muốn tìm một người bạn để bộc bạch tất cả. Nhưng người bạn đó không những không lắng nghe tôi mà còn trách móc. Rằng tôi không nên làm thế này, thế kia. Điều đó khiến tôi càng cảm thấy khó chịu hơn, tôi cũng không tiếp thu ý kiến của cô ấy. Điều này khiến cô ấy rất không vui. Từ đó chuyện của tôi cô ấy cũng không bao giờ quan tâm nữa. Hiện tại nghĩ lại, ai có thể thực sự quản được chuyện của người khác chứ? Kỳ thực, khi đó tôi chỉ muốn một người có thể hiểu mình, thông cảm cho những khó khăn của mình và đồng cảm với tôi mà thôi.
Đúc kết sau câu chuyện
Từ đó tôi sâu sắc hiểu được rằng, khi bạn bè gặp chuyện buồn. Chỉ cần một sự thấu hiểu thiện ý cũng có sức mạnh lớn hơn rất nhiều so với cả nghìn lời nói. Bạn không cần phải nói người khác cần làm thế nào. Bởi vì cách nghĩ của bạn cũng chỉ là trải nghiệm cuộc sống của riêng bạn mà thôi. Không nhất định phù hợp với người khác.
Còn lắng nghe lại là vì người khác, vì muốn người khác mở rộng tấm lòng của mình mà bộc bạch hết những khó khăn trong lòng. Giảm bớt những phiền muộn trong tâm. Bởi vì loại an ủi có hiệu quả nhất trên thế giới này chính là lắng nghe và thấu hiểu.
Vài ngày sau tôi gặp lại cô Ngọc, kết quả là ‘kế hoạch vẹn toàn’ mà cô ấy nghĩ ra cũng không dùng được. Cuối cùng vẫn phải nghe theo ý kiến của cô con dâu tương lai. Mặc dù không biết phải làm sao, nhưng cô ấy cũng không oán giận nữa. Còn tôi, chỉ yên lặng lắng nghe cô ấy nói mà thôi. Bởi vì tôi hiểu rằng, điều cô Ngọc muốn chỉ là một người biết lắng tiếng lòng của mình mà thôi.
Lắng nghe quan trọng hơn nói
Tại sao lắng nghe lại quan trọng hơn nói. Có lẽ không ít bạn cho rằng nếu mình không nói thì người khác sẽ không đánh giá được con người, năng lực của mình. Như thế có thể họ cho mình là người không thông minh. Đó là suy nghĩ hoàn toàn sai. Phần đông trong chúng ta chỉ biết nói chứ không biết nghe, những người biết lắng nghe thật sự vô cùng ít. Nếu người biết nói có thể tạo ấn tượng trước người khác thì người biết nghe sẽ tạo được cảm giác quan tâm, gần gũi, thân thiết. Nhưng phải nghe như thế nào cho đúng để được gọi là biết nghe. Đó là một câu hỏi mà không ít người đang đi tìm câu trả lời cho mình.
Discussion about this post