Thị trường chứng khoán những tháng cuối năm chưa bao giờ sôi động và được quan tâm đến vậy. Nhìn chung, chỉ số chứng khoán trên sàn thăng hoa và tăng liên tục nhưng vẫn có rất nhiều biến động. Ngoài các nhóm cổ phiếu trên đà tăng cuối năm, áp lực bán ở các nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn tăng lên cùng với ngành ngân hàng sụt giảm cũng ảnh hưởng đến sự lao dốc của thị trường. Đặc biệt, trong những ngày này, cổ phiếu ngân hàng luôn phủ sắc đỏ, chỉ số lao dốc không ngừng vì nhiều yếu tố tác động. Cùng điểm qua một vài thông tin trên sàn chứng khoán thời gian gần đây để nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan, từ đó đưa ra quyết định đầu tư cho phù hợp.
Mục Lục
Chinh phục mốc 1.500 cuối phiên sáng
Sự hồi phục của thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua giúp cả ba chỉ số chứng khoán thăng hoa ngay khi mở cửa. VN-Index đóng cửa phiên ATO vọt lên 1.501,92 điểm, tăng 16 điểm so với phiên hôm qua và tiếp tục chinh phục mốc 1.500 điểm vào cuối phiên sáng. Trước khi sang phiên giao dịch chiều, sắc xanh áp đảo trên cả ba sàn. Tuy nhiên, áp lực bán tăng lên nhất là ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn (VN30 và HNX30) đã đẩy chỉ số lao dốc.
VN-Index đóng cửa ở mức 1.478,44 điểm, giảm 6,4 điểm (-0,43%) so với phiên hôm qua và giảm tới 22,5 điểm so với mức đỉnh xác lập trong ngày. HNX-Index giảm 2,53 điểm (-0,55%) xuống 458,05 điểm. Cá biệt, UPCoM-Index giữ được sắc xanh đến cuối phiên khi tăng 0,04 điểm (0,04%) lên 114,1 điểm.
Trên sàn HoSE, VN-30 là nguyên nhân chính “dìm” chỉ số. VN30-Index đóng cửa giảm 15,45 điểm. Tương đương mức giảm gần 1%, Trong khi đó, chỉ số đại diện cho nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ gồm VNMid-Index và VNSML-Index vẫn tăng lần lượt 0,4% và 0,25%. Trong rổ VN30, chỉ có 7 cổ phiếu tăng giá, trong đó tăng mạnh nhất là GVR.
Ngành cao su đóng góp sắc xanh, ngành ngân hàng phủ sắc đỏ
Cổ phiếu của ông lớn ngành cao su cũng đóng góp tích cực cho đà tăng chung của VN-Index bên cạnh HPG, GEX hay VGC, tuy nhiên, giao dịch tiêu cực ở nhóm ngân hàng đã xóa đi nỗ lực tăng giá trên. Trừ NVB tăng giá, sắc đỏ bao phủ cổ phiếu nhóm này tại thời điểm cuối phiên.
Top 10 kéo VN-Index giảm mạnh cũng có tới 8 cổ phiếu ngân hàng. Trong đó, VCB tiếp tục góp nhiều điểm giảm nhất. Trái với đóng góp tích cực ngay tuần liền trước. VCB là “tội đồ” ghìm chân thị trường trong hai phiên đầu tuần này. Với mức giảm 2,18% trong phiên hôm nay, vốn hóa thị trường của Vietcombank cũng đang tụt lại vị trí thứ ba sau Vingroup và Vinhomes.
Một số dòng cổ phiếu vẫn duy trì được sắc xanh như nhóm cao su, phân bón hay thép. Cổ phiếu dầu khí giao dịch phân hóa. Trong khi PVC và PVD đều tăng quanh 6%. Một số cổ phiếu như PVS, BSR, OIL đều tăng trên 2%, cổ phiếu ông lớn ngành khí – GAS giảm 1,1%. Petrolimex cũng bốc hơi 1,5% giá trị. Nhóm bất động sản cũng ghi nhận một số mã tăng trần như DXG, DXS, HUT, ICG, ITC… hay TCH tăng 4,51%. Tuy nhiên, cổ phiếu nhiều ông lớn như VIC, VHM hay NVL, THD đều đóng cửa giảm nhẹ. CEO quay đầu giảm sàn sau nhiều phiên tăng kịch biên độ.
Khối ngoại tập trung bán ròng cổ phiếu
Thanh khoản nhỉnh hơn trong phiên chiều khi thị trường điều chỉnh. Dòng tiền vẫn tham gia mạnh, nhất là khi có tín hiệu điều chỉnh. Giá trị giao dịch trên ba sàn vượt 42.000 tỷ đồng. Tính chung cả phiên, giá trị khớp lệnh đạt 39.299 tỷ đồng. Tăng 9,3% so với phiên trước.
Khối ngoại bán ròng phiên thứ năm liên tiếp. Với giá trị ngang ngửa phiên liên trước (519 tỷ đồng). Khối ngoại tập trung bán ròng cổ phiếu HPG (119 tỷ đồng), SSI (109 tỷ đồng), MSN (107 tỷ đồng), VIC (106 tỷ đồng). VHM được khối ngoại giải ngân mua ròng thêm ơn 125 tỷ đồng. Nhóm cổ phiếu công ty chứng khoán cũng được nhóm nhà đầu tư này ưa thích. Tăng mua cổ phiếu như VND (80 tỷ đồng), VCI (49 tỷ đồng), SHS (44 tỷ đồng)…
Lời kết
Các thị trường chứng khoán châu Á giảm trong gần đây. Khi sự lây lan của biến thể Omicron ở các nước phát triển có nguy cơ ảnh hưởng đến đà phục hồi kinh tế và các kế hoạch thắt chặt chính sách tiền tệ của một số ngân hàng trung ương. Cùng chung xu hướng với các thị trường chứng khoán châu Á. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng ngập trong sắc đỏ.
Discussion about this post