Da mặt cần được chăm sóc đặc biệt và cẩn thận hơn các loại da khác. Và da mụn là loại da cần được chăm sóc cẩn thận hơn hết để bảo vệ và hồi phục làn da. Bạn nên biết rằng khi chăm sóc da nhạy cảm thì mọi quy trình skincare phải được tối giản. Thường chỉ thực hiện các bước cơ bản như tẩy trang, rửa mặt, toner, cấp ẩm,… Những sản phẩm khi sử dụng phải an toàn và dành riêng cho da nhạy cảm. Tốt nhất là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, không chứa hương liệu. Đồng thời bạn cũng phải biết rõ các thoa tác skincare, tránh cọ mạnh khiến da bị tổn thương. Theo dõi bài viết dưới đây để biết cách chăm sóc da nhạy cảm bị mụn phù hợp, bảo vệ làn da nhất.
Mục Lục
Các bước chăm sóc da nhạy cảm bị mụn nên được tối giản
Bạn băn khoăn và cảm thấy khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm dành chăm sóc da nhạy cảm của mình. Bạn sẽ bất ngờ khi câu trả lời lại rất đơn giản. Hãy tối giản cho một làn da khỏe mạnh hơn.
Bạn hãy lược bớt các sản phẩm hóa học chăm sóc da. Các sản phẩm không phù hợp chỉ khiến da bạn thêm khó chịu. Vì vậy, bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da cơ bản như sữa rửa mặt, kem dưỡng cho da nhạy cảm.
Không lựa chọn sản phẩm có chứa chất kích ứng da
Hãy nhớ luôn thử sản phẩm trước khi sử dụng. Trước khi quyết định sử dụng lên da mặt, bạn nên bôi sản phẩm lên mu bàn tay hoặc vùng da sau tai. Sau khoảng 24 giờ đồng hồ, làn da bạn không có các dấu hiệu châm chích, khô rát hay mẩn đỏ dị ứng thì bạn có thể sử dụng lên mặt.
Hương liệu trong sản phẩm có thể gây kích ứng. Các thành phần tạo hương liệu không có tác dụng chăm sóc da. Ngược lại, chúng có thể là kẻ thù của làn da nhạy cảm. Do đó, khi lựa chọn mỹ phẩm hãy ưu tiên lựa chọn các sản phẩm không chứa hương liệu. Bên cạnh đó, cồn hay các chất bảo quản cũng là những thành phần nên tránh khi chăm sóc da nhạy cảm.
Phải biết cách rửa mặt và cấp ẩm khi chăm sóc da nhạy cảm bị mụn
Bạn chỉ cần rửa mặt hai lần một ngày là đủ. Với làn da nhạy cảm, rửa mặt với sửa rửa mặt nhiều lần khiến da bị bào mỏng và càng nhạy cảm hơn. Bạn tránh sử dụng khăn chà xát lên da hay các loại máy rửa mặt. Đơn giản, bạn sử dụng tay rửa mặt (rửa sạch tay). Vừa có thể mát xa, bàn tay có lực không quá mạnh và dễ dàng điều chỉnh sẽ không làm tổn thương làn da bạn.
Cấp ẩm là bước quan trọng trong chăm sóc da nhạy cảm. Làn da bạn cần có độ ẩm thích hợp để tự điều tiết dầu, giảm độ nhạy cảm của da. Do đó, hãy lựa chọn các sản phẩm dưỡng ẩm cho da nhạy cảm để cấp ẩm cho làn da. Tránh các sản phẩm chứa cồn, hương liệu, chất bảo quản và các chất kích ứng với da bạn.
Sử dụng kem chống nắng chuyên dụng cho da nhạy cảm bị mụn
Đừng lo sợ rằng dùng kem chống nắng gây hầm bí và khiến làn da bạn khó chịu. Thực tế, tia UV không chỉ khiến cho da bạn bị tổn thương và khó chịu mà còn làm cho da lão hóa nhanh hơn. Để chăm sóc da nhạy cảm hiệu quả, kem chống nắng là bước không thể thiếu trước khi ra đường. Hãy sử dụng kem chống nắng có kết cấu mỏng nhẹ, không kích ứng với da. Đặc biệt, bạn nên sử dụng các dòng kem chống nắng dành cho da nhạy cảm.
Tìm và sử dụng các sản phẩm chăm da từ thiên nhiên
Thay vì sử dụng các sản phẩm hóa học chăm sóc da, hãy thử các sản phẩm thiên nhiên. Nhìn vào nhà bếp của bạn và tận dụng những mỹ phẩm thiên nhiên như dầu dừa, mật ong, dưa leo, sữa chua… Đây sẽ là một giải pháp chăm sóc da nhạy cảm tuyệt vời đấy.
Một vài lưu ý nên tránh khi chăm sóc da nhạy cảm bị mụn
Thực hiện việc tẩy trang sai cách
Bạn nên lựa chọn các sản phẩm tẩy trang dịu nhẹ, không chứa cồn và chất kích ứng da. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý nhẹ nhàng với làn da khi tẩy trang. Bạn không nên kéo hay chà xát mạnh. Bạn có thể đổ nước tẩy trang lên bông và giữ trên mắt để hòa tan lớp trang điểm cứng đầu.
Tẩy tế bào chết quá nhiều lần trên tuần
Những hạt tẩy tế bào chết cứng và có kích thước lớn có thể làm tổn thương da. Đồng thời việc mài mòn da thường xuyên sẽ khiến da căng rát và dễ nổi phát ban. Lưu ý, Chăm sóc da nhạy cảm kỵ nhất là việc da bị bào mỏng. Bạn chỉ nên tẩy tế bào chết một tuần một lần để tránh làm tổn thương da.
Nặn mụn không đúng làm tổn thương da
Nặn mụn bằng đầu ngón tay khiến cho vùng da xung quanh bị tổn thương, thô ráp và nhiễm trùng. Nếu vết mụn chưa sẵn sàng đừng cố gắng nặn và khiến vết mụn chảy máu.
Mong rằng qua bài viết này làn da của bạn sẽ dần trở nên khỏe mạnh hơn. Nếu muốn tham khảo thêm nhiều thông tin bài viết thú vị khác có thể theo dõi trang của chúng tôi nhé.
Discussion about this post