Bộ Công thương đã có những công văn đầu tiên về việc chỉ đạo các bộ ban ngành liên quan đảm bảo hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Khi mà không tới 60 ngày nữa là tới Tết, công thêm tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho người dân và cả doanh nghiệp hoang mang. Người dân thì lo thiếu hàng do dịp Tết thường là thời điểm mua sắm nhiều. Doanh nghiệp thì lo thiếu nguyên liệu đầu vào để sản xuất và khi sản xuất ra nếu dịch không tiêu thụ được sẽ bị ứ hàng. Nhìn nhận ra các mối lo này Bộ Công thương đã ra công văn sớm để các bên có thời gian chuẩn bị và có phương án dự phòng cho trường hợp xấu nhất.
Bộ Công thương chỉ đạo chuẩn bị nguồn cung hàng hoá Tết 2022
Bộ Công thương chỉ đạo hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết . Tránh gây tâm lý bất ổn cho thị trường. Giám sát chặt bán hàng, ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo. Bộ Công thương vừa ban hành Chỉ thị số 12/CT-BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Bộ đề nghị Sở Công thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo dõi, đánh giá nguồn cung. Đánh giá nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có nhu cầu cao hoặc có biến động giá nhiều trên địa bàn thời gian qua. Để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cơ quan chức năng biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường. Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng. Gây tăng giá đột biến trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán hoặc trong trường hợp dịch bệnh bùng phát.
Đồng thời, chủ động tham mưu UBND tỉnh các phương án bảo đảm nguồn cung hàng hóa theo các cấp diễn biến của dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng, dự trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ tiêu dùng của người dân. Trong trường hợp có dịch bệnh và Tết. Triển khai các biện pháp bình ổn thị trường theo quy định của pháp luật.
Tổ chức kết nối cung cầu phù hợp
Sở Công thương các tỉnh, thành phố, phối hợp với các Sở ngành liên quan. Hỗ trợ và kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa. Nhằm bảo đảm cho lưu thông thông suốt và kịp thời cung ứng cho thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Ngoài ra, tổ chức các hoạt động kết nối cung cầu phù hợp với tình hình diễn biến dịch bệnh. Bảo đảm an toàn dịch bệnh để kết nối các doanh nghiệp phân phối. Các nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu.
“Tổ chức các chuyến bán hàng về nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách, hàng hỗ trợ và các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết. Để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo. Đặc biệt là các vùng bị thiệt hại. Do bão, lũ, những đối tượng gặp khó khăn do tác động của dịch bệnh. Với lượng đủ, giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm”. Chỉ thị số 12 của Bộ Công Thương nêu rõ
Đơn vị sản xuất, kinh doanh cần đảm bảo hoạt động
Đối với, các đơn vị sản xuất, đơn vị có hoạt động kinh doanh thương mại. Hay kinh doanh các mặt hàng chính sách. Cần áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh để đảm bảo duy trì sản xuất. Đảm bảo dự trữ vật tư, nguyên, nhiên liệu một cách hợp lý, tiết giảm chi phí. Thực hiện nghiêm túc quy định về dự trữ lưu thông, dự trữ quốc gia. Để cung ứng đủ, kịp thời nguồn hàng cho thị trường khi cần thiết.
Hạn chế tối đa việc dừng sản xuất trong dịp gần Tết. Gây tâm lý bất ổn cho thị trường; giám sát chặt chẽ việc bán hàng trong hệ thống phân phối. Nhằm ngăn chặn tình trạng thiếu hàng, sốt giá giả tạo do đầu cơ, nâng giá. Triển khai nghiêm túc việc cung ứng các mặt hàng chính sách cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo một cách đầy đủ trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Các Hiệp hội ngành hàng phối hợp chặt chẽ với Bộ Công thương. Rà soát cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, theo dõi sát diễn biến thị trường trong và ngoài nước. Để phối hợp đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Ứng phó kịp thời với những biến động bất thường nhằm bình ổn thị trường khi cần thiết.
Đảm bảo bình ổn giá hàng hóa
Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công thương, Chỉ thị số 12 cũng phần công rõ nhiệm vụ các cục, vụ liên quan. Cụ thể, Vụ Thị trường trong nước, theo dõi sát diễn biến thị trường. Theo dõi giá cả các mặt hàng thiết yếu. Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng. Nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp. Mặt hàng năng lượng trong giai đoạn cuối năm 2021 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Từ đó chủ động có phương án hoặc đề xuất với Chính phủ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá. Đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống. Không để xảy ra tình trạng thiếu hàng sốt giá.
Phối hợp với các bộ, ngành địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý. Sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp. Nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát. Hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, doanh nghiệp sau dịch bệnh. Bước đầu thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2022.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chúng tôi đã thu thập được. Trong thời gian tới chắc có lẽ sẽ còn nhiều hơn những công văn và chỉ thị nhằm đảm bảo thị trường dịp cuối năm.
Discussion about this post