Trẻ em cần được quan tâm đến chế độ dinh dưỡng ngay từ khi mới sinh, nhất là trong giai đoạn năm đầu sau khi chào đời. Tuỳ thuộc vào mỗi mốc giai đoạn khác nhau mà mẹ bỉm cần xây dựng nguồn cấp dinh dưỡng cho bé sao cho hợp lý nhất, tránh cho bé ăn phải những loại thực ăn không phù hợp mà mang đến những tác dụng xấu không muốn cho trẻ. Chính vì vậy nên các mẹ nên tích cực tìm hiểu thông tin và chọn lọc có khoa học để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển tốt nhất cho bé. Bài viết sau đây sẽ bật mí tất tần tật chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 đến 12 tháng tuổi, tìm hiểu ngay nhé!
Mục Lục
Khái niệm dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
Dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh được hiểu chung là tất cả những gì liên quan đến ăn uống của bé trong giai đoạn sơ sinh. Bé sơ sinh có một chế độ dinh dưỡng hợp lí đó là phải có chế độ ăn theo từng lứa tuổi, thực đơn ăn uống phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và nhu cầu cơ thể của từng bé. Trong năm đầu đời, bé sẽ trải qua nhiều giai đoạn dinh dưỡng khác nhau: từ sơ sinh đến 4 tháng, từ 4-6 tháng tuổi, từ 6-8 tháng tuổi, từ 8-10 tháng tuổi, và từ 10 đến 12 tháng tuổi. Với mỗi giai đoạn phát triển của bé từ sơ sinh đến 12 tháng lại có những cách chăm sóc khác nhau. Để bé có thể tăng cân đều mẹ có thể áp dụng chế độ dinh dưỡng sau đây
Xxem thêm: Công dụng “thần thánh” của nước ép lựu đối với sức khỏe người cao tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ theo từng giai đoạn
Giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là thức ăn không gì thay thế được cho sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của trẻ. Trẻ cần được cho bú mẹ theo nhu cầu hoàn toàn trong 4 tháng đầu sau sinh không cần ăn hay uống thêm thứ gì khác.
Giai đoạn trẻ tròn 4 tháng tuổi bước sang tháng thứ 5 do nhu cầu dinh dưỡng của bé tiếp tục tăng trong khi lượng sữa mẹ đã tăng đến tối đa, cần thiết phải tập cho trẻ ăn dặm thêm ngoài sữa mẹ, nhưng sữa mẹ vẫn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cần tiếp tục duy trì. Mẹ lưu ý cách cho bé bú cũng rất quan trọng:
- Mỗi lần bú, mẹ cho bé bú một chút bên bầu vú này rồi một chút bên bầu vú kia. Mẹ cho trẻ bú 5 – 6 lần/ngày.
- Sữa trong bầu vú mẹ không giống nhau. Sữa chảy ra khi bé bắt đầu bú gọi là “sữa đầu”, có nhiều nước làm cho bé đã khát. Sữa của cuối bữa bú gọi là “sữa cuối”, có chứa nhiều chất béo giúp bé tăng cân.
- Muốn bé tăng cân thì bé phải được bú cả sữa đầu lẫn sữa cuối. Mẹ cho bé bú một chút bên này rồi một chút bên kia làm cho bé chỉ nhận được sữa đầu. Do đó bé không tăng cân nhiều mặc dù mẹ nhiều sữa.
- Mẹ nên cho bé bú một lần hết một bên. Nếu bé còn đói thì hãy cho bú bên kia và lần sau cho bú bên kia trước và cứ thế.
Giai đoạn 6 đến 10 tháng tuổi
Giai đoạn này vẫn cho bé bú sữa mẹ hoặc uống sữa bột. Bên cạnh đó mẹ cần bổ sung:
- Một lượng nhỏ phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai.
- Các loại ngũ cốc giàu chất sắt (gạo, lúa mạch, lúa mì, yến mạch, ngũ cốc hỗn hợp).
- Trái cây và rau quả (chuối, đào, lê, bơ, cà rốt nấu chín, bí, khoai tây, khoai lang).
- Các loại thực phẩm bé có thể cầm tay và ăn (bánh mì nướng cắt nhỏ, chuối chín cắt lát, nui nấu chín, bánh quy giòn, bánh ngũ cốc ít đường hình chữ O).
- Một lượng nhỏ thực phẩm giàu đạm (trứng, thịt xay nhuyễn, thịt gia cầm, cá không xương, đậu phụ, đậu Hà Lan, đậu đen).
Lưu ý khi chế biến cho trẻ trong giai đoạn này. Mẹ hãy chọn cách luộc hấp hoặc nướng nhằm đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời tránh tác động không tốt từ dầu mỡ và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của bé. Mẹ hãy nghiền nát hoặc bầm nhỏ thức ăn khi chế biến để tránh bé bị hóc hoặc khó nuốt trong quá trình ăn.
Giai đoạn 10 đến 12 tháng tuổi
Lúc này Bé nuốt thức ăn dễ dàng hơn, bé mọc răng không còn đẩy thức ăn ra khỏi lưỡi. Khi đó mẹ có thể ho bé sử dụng những thưc phẩm sau:
- Sữa mẹ hoặc sữa bột.
- Phô mai mềm tiệt trùng, sữa chua, phô mai (không nên dùng sữa bò cho đến khi 1 tuổi).
- Các loại ngũ cốc giàu sắt.
- Trái cây nghiền hoặc bóc vỏ và cắt thành từng miếng vuông.
- Rau hấp cho chín mềm, cắt thành miếng nhỏ hoặc cháo rau củ quả nấu nhuyễn.
- Các món ăn kết hợp (mì ống và phô mai, thịt hầm). Thực phẩm giàu chất đạm. Thực phẩm cho bé ăn bốc. Cần chú ý thử trước khi cho bé hoàn toàn sử dụng để đề phòng dị ứng cho bé.
Lưu ý rằng ở giai đoạn này trẻ đã bắt đầu với việc sử dụng bàn tay linh hoạt hơn trong việc cầm nắm. Mẹ có thể để cắt rau, củ, quả thành dạng dài. Để trẻ cầm, bốc ăn và gặm nhấm dễ dàng. Mẹ cần tập dần cho bé ăn một số loại thực phẩm trong chế độ ăn dinh dưỡng cho bé. Chẳng hạn như táo, khoai tây, củ cải… Đặc biệt lưu ý, chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi sẽ không có mật ong, mứt hay bơ. Vì đây là các thực phẩm chứa nhiều đường và tiềm ẩn nguy cơ cao gây dị ứng cho trẻ.
Discussion about this post