Người cao quý và có phẩm chất tốt luôn có những điểm chung nhất định. Người xưa luôn có những cách hay dùng để nhận biết ai là người đáng quý, tốt tính. Những phẩm chất được biểu hiện ra ngoài chính là những căn cứ giúp người xưa phán đoán được ai là người tử tế, cao thượng. Và dường như cho đến tận ngày nay, những phán đoán đó vẫn đúng cho đa số trường hợp. Bạn có biết đó là những phẩm chất nào không? Và liệu bạn có sở hữu những phẩm chất ấy? Chắc chắn nhiều người đang rất tò mò về điều này. Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp qua bài viết sau, cùng theo dõi nhé!
Mục Lục
Phẩm chất tốt là gì?
Không thể nhìn bề ngoài để đánh giá nhân cách con người. Nhân cách là phẩm chất bên trong, vô hình. Nhưng được thể hiện qua tính chính trực và các kỹ năng sống của con người. Người có nhân cách tốt dễ thu nhận được cảm tình, lòng tin, sự tôn trọng và hợp tác của người khác. Vì vậy họ có nhiều bạn đồng hành tốt trong cuộc đời. Ngược lại, người thiếu nhân cách là con người thiếu những kỹ năng sống thiết yếu, dễ gặp thất bại.
Những khiếm khuyết về nhân cách của con người có thể che giấu nhất thời đối với một số người nào đó, nhưng không thể che giấu suốt đời. Quan chức có thể che giấu những khiếm khuyết nhân cách của mình đối với cấp trên quan liêu, thích xu nịnh, nhưng không dễ gì che giấu đối với quần chúng.
Những phẩm chất cổ nhân dùng để nhận định một người cao quý
Thứ nhất – Nhận lỗi
Con người thường thường có xu hướng không muốn nhận lỗi, nhận khuyết điểm. Phàm là có việc gì xảy ra đều nói là do lỗi của người khác, cho rằng bản thân mình mới là đúng. Kỳ thực, không nhận lỗi là một loại sai lầm. Người biết nhận lỗi, sai lầm chẳng những không bị mất đi cái gì, trái lại, còn hiển lộ ra đó là người có tấm lòng khoan dung độ lượng. Sống trên đời, học cách nhận lỗi là một loại đạo đức tốt đẹp cũng là một loại đại tu hành.
Thứ hai – Nhu hòa
Hàm răng của con người là cứng rắn, nhưng đầu lưỡi lại mềm mại. Đến cuối cuộc đời, răng đều sẽ lần lượt rụng hết. Cho nên, phải mềm mại, nhu hòa thì cuộc đời mới có thể lâu dài. Tâm địa nhu hòa là tiến bộ lớn nhất của tu hành. Người ta một khi trong lòng ôn nhu, hòa nhã thì mới có thể sống được khoái hoạt, dài lâu.
Thứ ba – Khoan dung
Trên đời này, có một điều ai cũng phải công nhận, đó chính là nhẫn một chút, gió êm sóng lặng, lùi một bước, biển rộng trời cao! Nhẫn giúp mọi sự được bình an, tiêu tan tai họa. Người trong lòng có nhẫn, có thể nhận rõ được tốt xấu, thiện ác, đúng sai trên thế gian, thậm chí người ta còn có thể tiếp nhận được chúng.
Thứ tư – Từ bi
Từ bi là một loại mị lực từ bên trong nội tâm của một người tản ra ngoài. Họ luôn thanh cao, khoáng đạt, thản nhiên, không trách cứ, oán giận người khác, không màng danh lợi. Đây là cảnh giới cao của tu luyện!
Thứ năm – Biết lắng nghe, thông hiểu người khác
Một người khuyết thiếu sự câu thông (thông hiểu, lắng nghe, giao tiếp) với người khác thì sẽ thường sinh ra thị phi, tranh chấp và hiểu lầm. Có những việc tận mắt nhìn thấy mà chưa hẳn đã là đúng như bản thân mình nghĩ. Vì vậy, hãy hòa hoãn, lắng nghe để liễu giải người khác.
Thứ sáu – Buông
Đời người có những thứ giống như chiếc va li hành lý vậy. Lúc cần dùng thì ta nhấc nó lên, lúc không cần thì đặt nó xuống! Nếu lúc cần buông mà cũng nhất định không đặt xuống thì giống như kéo một chiếc va li hành lý nặng nề, sao có thể tự tại đây? Đời người chính là một quá trình tu hành, đây cũng chính là trí tuệ. Việc tu hành của đời người, quý giá ở tu tâm, lấy tâm bất động để đối mặt với đủ hoạt hoàn cảnh trong cuộc đời, cố gắng học tập, không ngừng tinh tấn thì cuối cùng nhất định sẽ viên mãn.
Discussion about this post