Thị trường kinh tế của Việt Nam ngày càng được phát triển, mở rộng hơn. Nhà nước đã, đang và sẽ cố gắng hết mình để giúp nước ta phát triển giàu mạnh hơn. Nhà nước luôn tạo điều kiện cho mọi công dân đều được tiếp cận với những dịch vụ mới. Những người dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa thường sẽ khó tiếp cận với những điều mới. Ở những nơi này mạng, sóng điện thoại yếu, đây là nguyên nhân quan trọng nhất. Tuy nhiên, Nhà nước ta đang dần khắc phục những tình trạng này. Ví dụ như dịch vụ Mobile Money, dịch vụ này đã chính thức phủ sóng ở khu vực nông thông. Mobile Money là một dịch vụ rất tốt, được nhiều người tin dùng. Nhờ nó mà hoạt động thanh toán, chuyển tiền,… trở nên dễ dàng hơn.
Mục Lục
Mobile Money là gì?
Mobile Money có thể hiểu đơn giản là “ví điện tử viễn thông”. Nói cách khác là ví điện tử mà không có tài khoản ngân hàng, định danh bằng số điện thoại thuộc SIM chính chủ của các nhà mạng. Mỗi tài khoản Mobile Money gắn liền với một thuê bao di động mà bạn đang dùng. Việc sử dụng số điện thoại như một cách định danh tài khoản. Nó giúp cho người dùng có thể thanh toán online mà không cần liên kết với tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, tài khoản Mobile Monney là tách biệt với tài khoản trong thuê bao của bạn. Tức là bạn không thể sử dụng số dư trong tài khoản điện thoại để chi trả cho các dịch vụ thanh toán, mua bán trên Mobile Money.
Triển khai dịch vụ Mobile Money
Sáng 1/12, tại hội thảo “Ngày Nông dân không dùng tiền mặt”, Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng cho biết, thời gian qua, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách đưa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với bà con ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa và một trong các chính sách quan trọng đó là phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, việc dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money) là một trong những chính sách được Ngân hàng Nhà nước tập trung thí điểm.
Mobile Money cho phép khách hàng dùng tài khoản viễn thông để thực hiện nhiều giao dịch khác nhau. Ví dụ như thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ, chuyển tiền,… Mà không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng, không yêu cầu phải sử dụng smartphone, không cần kết nối internet. Hiện tại, Ngân hàng Nhà nước đã cấp phép cho 3 nhà mạng viễn thông gồm VNPT, Mobifone và Viettel để triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money.
Tình hình đề án thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay
Số liệu thống kê
Mặt khác, ông Dũng cho biết thêm, trong những năm qua, hạ tầng kỹ thuật thanh toán được nâng cấp. Bao gồm hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hệ thống chuyển mạch và bù trừ điện tử được chú trọng đầu tư, hoạt động an toàn, ổn định, thông suốt. Nó còn được mở rộng kết nối đến tất cả các địa bàn tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tính riêng 9 tháng đầu năm 2021, hệ thống bù trừ điện tử và chuyển mạch giao dịch tài chính tăng 96,6% về số lượng và 133,1% về giá trị (so với cùng kỳ năm 2020). Thanh toán qua kênh điện thoại di động (Mobile banking) tăng 76,2% về số lượng và 88,3% về giá trị. Đặc biệt, thanh toán qua kênh QR code tăng 64,1% về số lượng và 127,9% về giá trị.
Mục tiêu trong tương lai
Theo Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1813/QĐ-TTg, một số mục tiêu mà Chính phủ đề ra có thể kể đến như từ 80% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản, số lượng điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt lên trên 450.000 điểm, tốc độ tăng trưởng bình quân về số lượng và giá trị giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 20 – 25%/năm…
Để đạt được mục tiêu nêu trên, Phó thống đốc Phạm Tiến Dũng cho rằng việc triển khai chính sách phát triển thanh toán không dùng tiền mặt hướng tới người nông dân là vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thực hiện đồng bộ một số nhiệm vụ. Sau đó đưa ra giải pháp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt khu vực nông thôn, vùng sâu,…
Những giải pháp giúp thanh toán không dùng tiền mặt phát triển
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị liên quan triển khai dịch vụ thí điểm. Tuyên truyền sử dùng tài khoản viễn thông để thanh toán cho các dịch vụ có giá trị nhỏ. Sớm trình Chính phủ Nghị định về thanh toán không dùng tiền mặt. Ban hành các văn bản hướng dẫn, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) hoạt động công nghệ tài chính (fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng thanh toán quốc gia. Và hạ tầng Hệ thống thanh toán bù trừ tự động phục vụ các giao dịch bán lẻ theo hướng cung ứng dịch vụ thanh toán trực tuyến, xử lý tức thời, hoạt động liên tục 24/7 cho mọi đối tượng và người dân. Nghiên cứu, ứng dụng những công nghệ mới vào lĩnh vực thanh toán. Từ đó, đưa ra sản phẩm, dịch vụ tiện ích, phù hợp với hành vi tiêu dùng ở nông thôn.
Thứ ba, tích cực phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí. Nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt, giáo dục tài chính. Tăng cường các biện pháp bảo vệ quyền lợi hợp pháp người tiêu dùng.
Discussion about this post